Tuyên truyền cải cách hành chính Tuyên truyền cải cách hành chính

Thực tiễn và những vấn đề đặt ra trong hoạt động kiểm soát và giải quyết các thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Thực tiễn và những vấn đề đặt ra trong hoạt động kiểm soát và giải quyết các thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

Vương Thị Mỹ Thanh – Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

 

Theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), kiểm soát TTHC là việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.

Hoạt động giải quyết các TTHC theo yêu cầu, nguyện vọng của cá nhân, cơ quan tổ chức được thực hiện thường xuyên, liên tục, thuận lợi, đảm bảo nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện; phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước; bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện, tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về TTHC.

1. Về thực tiễn hoạt động kiểm soát và thực hiện các thủ tục hành chính tại Chi cục

 Hiện tại danh mục TTHC của Chi cục được công bố, công khai là 18 TTHC: Tất cả 18 TTHC thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng được tổ chức tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Tiền Giang (trong đó có 11/18 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục, 04/18 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ, 03/18 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng). Trong đó, 15/18 TTHC đạt mức độ 4, đạt tỷ lệ 83,33%, 03/18 TTHC đạt mức độ 3, đạt tỷ lệ 16,67% (03 TTHC cấp mới, cấp lại, cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa).

Trong năm 2021, Chi cục thực hiện rà soát đánh giá và đề xuất phương án phân cấp trong giải quyết TTHC, lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) gồm có 80 TTHC trong đó loại trừ 7 TTHC theo công văn 6966 /VPCP-KSTT, rà soát không đề xuất phân cấp 51 TTHC và đề xuất phân cấp 22 TTHC (19 TTHC đề xuất phân cấp về Cơ quan phân cấp, ủy quyền của UBND cấp tỉnh và 03 TTHC đề xuất phân cấp về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

Về công tác truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát TTHC: Các văn bản liên quan kiểm soát TTHC, cải cách TTHC được phổ biến thông qua Văn phòng điện tử và thông qua các buổi sinh hoạt, tuyên truyền văn bản hàng tháng của Chi cục. Bên cạnh đó Chi cục còn thực hiện việc tiếp dân và tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của khách hàng theo Công văn 298/TĐC-HC (15 cơ quan nhà nước và 9 Doanh nghiệp) và khảo sát lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo Công văn 280/TĐC-HC (gửi 18 Công ty, doanh nghiệp).

- Đánh giá chung hiệu quả công tác kiểm soát và giải quyết các TTHC trong lĩnh vực TCĐLCL thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục. Chi cục thực hiện trong 02 năm, năm 2020 và năm 2021: Năm 2020,16 Hồ sơ; năm 2021, 11 Hồ sơ:

           + Trong năm 2021 không phát sinh Thủ tục cấp mới Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm so với năm 2020. Giảm so với năm 2020 là 05 hồ sơ. Giảm 31% Hồ sơ về TTHC thực hiện trong năm 2021 so với năm 2020.

           + Hiệu quả công tác kiểm soát và giải quyết TTHC trong lĩnh vực TCĐLCL: Hồ sơ thực hiện có thời gian xử lý trước thời hạn quy định 100% Hồ sơ. Kết quả của quá trình xử lý TTHC đạt theo yêu cầu. Trong 02 năm 2020-2021 số lượng TTHC không phát sinh Hồ sơ có 12 loại TTHC.

           2. Những vấn đề đặt ra trong hoạt động kiểm soát và giải quyết các TTHC thuộc trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

a. Công tác thực hiện các TTHC trên môi trường điện tử

Hiện nay, chủ trương của Chính phủ là đẩy mạnh thực hiện TTHC ở mức độ 3 và mức độ 4, tuy nhiên qua thực tiễn thực hiện, nhận thấy rằng, mặc dù đã tuyên truyền rộng rãi và hình thức thực hiện TTHC đã thể hiện rõ tại Cổng Thông tin điện tử mục Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và của từng sở, ngành, nhưng kết quả giải quyết TTHC mức độ 3, 4 vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh trong các khâu thực hiện, thậm chí có lĩnh vực không phát sinh hồ sơ.

Thực tế, đối với Công ty, Doanh nghiệp không phải công ty, doanh nghiệp nào cũng được trang bị chữ ký số để đáp ứng việc nộp hồ sơ trực tuyến. Mặc khác, theo quy định đối với phương thức gửi hồ sơ trực tuyến thì sau khi nhận được hồ sơ trực tuyến đầy đủ, cán bộ tiếp nhận gửi Phiếu hẹn trả kết quả có chữ ký số của cán bộ tiếp nhận đến địa chỉ thư điện tử cho người có yêu cầu. Tuy nhiên, trên thực tế, do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nên mặc dù đã triển khai sử dụng chữ ký số nhưng chưa thể đăng ký chữ ký số cho cán bộ tiếp nhận. Do vậy, phương thức gửi hồ sơ yêu cầu thực hiện các TTHC trực tuyến chủ yếu được thực hiện ở mức độ tiếp nhận Tờ khai và hồ sơ (tờ khai và Hồ sơ chưa được số hóa nên vẫn phải nhận thêm bản giấy hồ sơ và tờ khai kèm theo)

Bên cạnh đó, vấn đề cập nhật thông tin về các TTHC của cán bộ tiếp nhận – bộ phận 1 cửa đối với các TTHC đã được nâng lên mức độ 3,4 còn hạn chế. Đối với các  yêu cầu cho Hồ sơ tiếp nhận trực tuyến theo quy định tại Nghị định 45/2020/NĐ-CP chưa được đáp ứng tốt dẫn đến quá trình giải quyết TTHC trực tuyến thực hiện chưa đồng bộ, khập khiểng trong các khâu thực hiện.

b. Công tác rà soát – đề xuất công bố lại các TTHC.

Thực tế, qua rà soát các TTHC, Chi cục có công văn 181/BC-TĐC ngày 14/6/2021 về Công tác rà soát, đánh giá thủ tục hành chính 6 tháng đầu năm 2021, Đề xuất Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn Chi cục thực hiện việc rà soát, chỉnh sửa và công bố lại các TTHC theo đúng trình tự, thủ tục quy định và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi và công bố lại 03 TTHC cấp mới, cấp lại, cấp bổ sung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa), nhưng cho đến nay 03 TTHC này vẫn chưa được công bố lại, cổng thông tin điện tử của Chi cục vẫn lưu hành 03 TTHC lỗi thời này, trong khi đó:  03 TTHC nêu trên có các căn cứ pháp lý hết hiệu lực bao gồm: Nghị định 104/2009/NĐ-CP và Nghị định 29/2005/NĐ-CP được thay thế bởi Nghị định 42/2020/NĐ-CP; Nghị định 108/2008/NĐ-CP và Nghị định 26/2011/NĐ-CP được thay thế bởi Nghị định 113/2017/NĐ-CP; Nghị định 14/2015/NĐ-CP được thay thế bởi Nghị định 65/2018/NĐ-CP. Và kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2020, 03 TTHC nêu trên đã thay đổi cơ quan cấp phép là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được quy định tại Nghị định 42/2020/NĐ-CP và công văn 2187/BKHCN-TĐC.

          Việc chậm trễ ban hành lại 03 TTHC này là do Bộ KH&CN chưa xem xét và ra Quyết định công bố TTHC được sửa đổi, bổ sung và TTHC bị bãi bỏ trong lĩnh vực TCĐLCL thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ KH&CN đối với 03 TTHC này. Việc còn niêm yết 03 TTHC lỗi thời này gây khó khăn trong việc xử lý các TTHC và hướng dẫn người dân, Doanh nghiệp thực hiện các TTHC đã lỗi thời trong thời gian quá dài, điều này chỉ ra tính không đồng bộ trong ban hành văn bản của các Cơ quan.

c. Công tác ra soát phân cấp các TTHC

Năm 2021, Chi cục thực hiện rà soát, đánh giá và đề xuất phương án phân cấp trong giải quyết TTHC lĩnh vực TCĐLCL gồm 73 TTHC theo công văn 286/TĐC-HC ngày 19/10/2021, trong đó không đề xuất phân cấp 51 TTHC và đề xuất phân cấp 22 TTHC (19 TTHC đề xuất phân cấp về Cơ quan phân cấp, ủy quyền của UBND cấp tỉnh và 03 TTHC đề xuất phân cấp về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).

Trong quá trình rà soát, đánh giá và đề xuất phương án phân cấp TTHC có các vấn đề cần xem xét lại, Thứ nhất về nội dung của các TTHC không thể hiện trong phần mềm phân cấp TTHC để công chức được phân công rà soát, phân cấp đọc được để hiểu sơ lược về nội dung các TTHC, từ đó có biện pháp đánh giá và đề xuất phân cấp đúng; Thứ hai, về phần mềm phân cấp TTHC nằm trong cổng hành chính công quốc gia, nhưng quá trình lọc và đưa TTHC vào từng lĩnh vực để xem xét phân cấp chưa phù hợp còn nhiều TTHC trùng lắp nhau, Phần mềm xảy ra nhiều tình trạng lỗi và quá tải nhiều ngày không truy cập được làm ảnh hưởng đến quá trình và thời gian xử lý.

è Công tác kiểm soát và giải quyết đúng, kịp thời các TTHC mang lại lợi ích trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức nhưng đồng thời không để sơ hở trong công tác quản lý nhà nước. Thông qua việc kiểm soát TTHC, mọi TTHC sẽ được công khai hóa và thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, tránh tình trạng tùy tiện, thiếu công khai, minh bạch trong việc ban hành và thực hiện TTHC./.


Tin liên quan
Công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ    09/05/2023
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về sự khác nhau giữa công nghệ thông tin và chuyển đổi số    24/03/2023
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CCHC năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang    09/03/2023
Đã gửi hồ sơ điện tử, nên bỏ nộp hồ sơ giấy    14/11/2022
Một số đề xuất mới    14/11/2022
Bộ trưởng bộ nội vụ: nói về tăng lương cơ sở, lộ trình cải cách tiền lương; tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thôi việc    14/11/2022
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025    14/11/2022
Thúc đẩy tính liên thông giữa sử dụng nhân lực khu vực công và khu vực tư    14/11/2022
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát, giải quyết thủ tục hành chính gắn với Dân vận chính quyền trong tình hình hình mới    04/11/2022
Đăng ký Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước năm 2022    02/11/2022

Văn bản mới Văn bản mới

Không tìm thấy văn bản!