Tuyên truyền cải cách hành chính
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát, giải quyết thủ tục hành chính gắn với Dân vận chính quyền trong tình hình hình mới
Chính phủ chọn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính bởi cải cách thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế đây là mối quan hệ cải cách hành chính gắn với Dân vận chính quyền trong tình hình hình mới ; Thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc;
Cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính; thực hiện chính phủ điện tử; cải cách thủ tục hành chính có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính; Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam cũng như của các địa phương về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là những giá trị vô hình nhưng có tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cụ thể là có ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, việc làm, an sinh xã hội…
Hiện nay, Chi cục cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giải quyết các TTHC trên môi trường mạng được thực hiện theo Nghị định 42/2022/NĐ-CP với 12 TTHC được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Bên cạnh đó Chi cục thực hiện Kế hoạch 269/KH-UBND và đã số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết để kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Hằng năm, đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95% mức độ hài lòng.
Cải cách hành chính gắn với dân vận chính quyền trong tình hình hình mới được Chi cục thực hiện xuyên suốt đảm bảo Dân vận là việc những người có chức trách, nhiệm vụ được nhà nước tin tưởng giao phó thực hiện các nhiệm vụ như: Khi dân có vấn đề chưa hiểu phải tìm mọi cách giải thích để dân hiểu rõ, nắm được thông tin và bản chất của vấn đề, bàn bạc, lắng nghe, trao đổi hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân; khi thi hành công việc, nhiệm vụ phải theo dõi, giúp đỡ, khuyến khích; khi thực hiện, thi hành xong cùng dân rút kinh nghiệm, đưa ra bài học để những lần sau hoàn thành tốt hơn nữa: Một ví dụ cụ thể có 01 hồ sơ Chi cục nhận vào tháng 9/2022, hồ sơ này được Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường TP.HCM yêu cầu thực hiện thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu tại địa phương của công ty nhập khẩu (Tiền Giang) trước khi thông quan tại cảng hàng không VN HO CHI MINH. Do hàng hóa này thuộc nhóm 2 - trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN và là hàng hóa có giá trị tính thuế vượt định mức miễn thuế sẽ không được miễn kiểm tra chuyên ngành theo Nghị định 85/2019/NĐ-CP và Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Tuy nhiên Chi cục sau khi thực hiện tốt công tác bàn bạc, lắng nghe, trao đổi hỏi ý kiến doanh nghiệp cùng với việc tìm hiểu sâu các quy định trong các VBQPPL, Chi cục đã ra thông báo miễn kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa khi nhập khẩu theo quy định tại điểm c, khoản 7, Điều 1 Nghị định 74/2018-NĐ-CP. Kết quả Doanh nghiệp đã thông quan được hàng hóa này. Như vậy, dân vận chính quyền tốt đã giúp cho Doanh nghiệp giảm thời gian giải quyết thủ tục, thông quan kịp thời…Đáp ứng tốt hợp đồng sản xuất cho phía đối tác nước ngoài… giúp doanh nghiệp có thời gian cạnh tranh kịp lúc về mẫu mã và số lượng hàng hóa so với các đối thủ cạnh tranh khác.
- Công tác kiểm soát, giải quyết thủ tục hành chính tại Chi cục.
9 tháng năm 2022 UBND tỉnh ban hành 02 Quyết định trong đó có: Quyết định số 283/QĐ-UBND công bố danh mục 03 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) là cấp mới, cấp lại, cấp bổ sung giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; Quyết định số 2383/QĐ-UBND công bố bãi bỏ 03 TTHC (Thủ tục đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ, quá trình, môi trường được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành; Thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ; Thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu); sữa đổi 01 TTHC, thủ tục đăng ký tham dự sơ tuyển, xét tặng giải thưởng chất lượng quốc gia (cấp hội đồng sơ tuyển địa phương).
Đến nay, Chi cục trực tiếp thực hiện giải quyết 12 TTHC thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, các TTHC này được tổ chức tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Tiền Giang (trong đó có 08/12 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục, 04/12 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ). 12 TTHC đạt mức độ 4. Đến 9 tháng đầu năm 2022, Chi cục đã thực hiện 9 Hồ sơ (07 hồ sơ về kiểm tra nhà nước hàng hóa nhập khẩu nhóm 2; 01 hồ sơ thông báo hợp quy; 01 hồ sơ đăng ký tham dự sơ tuyển, xét tặng giải thưởng chất lượng quốc gia), trong đó: 01 hồ sơ trực tuyến và 08 hồ sơ trực tiếp.
Từ thực tế trên, chúng ta thấy rằng mặc dù đã tuyên truyền rộng rãi và hình thức thực hiện TTHC đã thể hiện rõ tại Cổng Thông tin điện tử mục Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và của từng sở, ngành, nhưng kết quả giải quyết TTHC mức độ 3, 4 vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh trong các khâu thực hiện, thậm chí có lĩnh vực không phát sinh hồ sơ. Nguyên nhân của vấn đề này là người dân chưa có thói quen sử dụng mà chỉ muốn đến trực tiếp để làm TTHC, thứ hai điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ này đang còn hạn chế về phía Công ty, Doanh nghiệp không phải công ty Doanh nghiệp nào cũng được trang bị chữ ký số. Mặt khác, theo quy định đối với phương thức gửi hồ sơ trực tuyến thì sau khi nhận được hồ sơ trực tuyến đầy đủ, cán bộ tiếp nhận gửi Phiếu hẹn trả kết quả có chữ ký số của cán bộ tiếp nhận đến địa chỉ thư điện tử cho người có yêu cầu. Tuy nhiên, trên thực tế, do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nên mặc dù đã triển khai sử dụng chữ ký số nhưng chưa thể đăng ký chữ ký số cho cán bộ tiếp nhận. Do vậy, phương thức gửi hồ sơ yêu cầu thực hiện các TTHC trực tuyến chủ yếu được thực hiện ở mức độ tiếp nhận Tờ khai và hồ sơ.
Bên cạnh đó, với cách thu phí, lệ phí trực tiếp tại quầy tiếp nhận hồ sơ một cửa, cán bộ tiếp nhận sẽ nhận phí, lệ phí và chuyển về Sở thực hiện TTHC đó. Sau đó, Sở sẽ chuyển tiền phí lệ phí về đơn vị xử lý trực tiếp Hồ sơ (Chi cục). Chi cục mang tiền phí lệ phí đó đem nộp Kho bạc nhà nước. Quá trình này, rất dài để từ người nộp đến được cơ quan nhận quản lý số tiền này. Do đó, cần phải được cải tiến, đổi mới quá trình thu và nộp phí, lệ phí để giảm thời gian, giảm con người thực hiện công việc, để toàn bộ quá trình được giải quyết trơn tru hơn, nhanh chóng hơn.
Giải pháp trong thời gian tới: Triển khai thanh toán trực tuyến trên Hệ thống một cửa điện tử tích hợp Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Đây là giải pháp hữu hiệu, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tạo sự thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp, Công chức thực hiện quá trình này; Đưa chuyên mục tuyên truyền về TTHC lĩnh vực TCĐLCL trực tuyến thành mục thường xuyên trên bản tin TBT của Chi cục/ phát tờ rơi hướng dẫn phối hợp với Bộ phận một cửa phát cho tổ chức, cá nhân khi đến nộp hồ sơ/nhận kết quả. Đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách thu hút/khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện TTHC trực tuyến. Ví dụ: hỗ trợ cước chuyển bưu điện, giảm lệ phí, ưu tiên giải quyết hồ sơ trước nếu tham gia thực hiện TTHC trực tuyến.
Công tác truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát TTHC: Các văn bản liên quan kiểm soát TTHC, cải cách TTHC được phổ biến thông qua Văn phòng điện tử và thông qua các buổi sinh hoạt, tuyên truyền văn bản hàng tháng của Chi cục. Bên cạnh đó Chi cục còn thực hiện Điều tra, khảo sát tình hình THPL trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Số lượng phiếu điều tra, khảo sát dành cho đối tượng công ty/doanh nghiệp, Hộ kinh doanh: 25 phiếu. Và số lượng phiếu điều tra, khảo sát dành cho đối tượng CBCC – đơn vị cơ quan QLNN: 20 phiếu.
2. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát, giải quyết thủ tục hành chính gắn với công tác dân vận của chính quyền, Chi cục thực hiện một số nội dung sau:
Một là, Đẩy mạnh cải cách hành chính đồng bộ về thể chế, tổ chức bộ máy và TTHC góp phần cho hoạt động của Chi cục thật sự dân chủ, sát dân, giải quyết kịp thời, chính xác những kiến nghị, vướng mắc của người dân; đảm bảo quyền được thông tin, quyền giám sát và góp ý của nhân dân.
Hai là, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng các hoạt động phục vụ nhân dân. Quan tâm giải quyết những công việc trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức luôn nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm và thực hiện phong cách: "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", "nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin", "nói đi đôi với làm"; nắm vững thực tiễn, bám sát cơ sở, liên hệ thường xuyên với cơ sở. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh việc công khai các hoạt động quản lý nhà nước của Chi cục; tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội, các hình thức tiếp xúc, đối thoại của người đứng Chi Cục với người dân
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hằng năm lấy ý kiến đánh giá đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với dịch vụ công do Chi cục cung cấp, qua đó có các giải pháp nhằm nâng cao năng lực phục vụ của cán bộ, công chức cũng như chất lượng, hiệu quả trong giải quyết TTHC