Chi tiết tin
Nhãn hiệu chứng nhận Gò Công cho sản phẩm nghêu - Tiềm năng sản xuất và cung ứng thị trường.
1.Tổng quan Nghêu (Meretrix lyrata) thuộc Ngành thân mềm (Mollusca), Lớp 2 mãnh vỏ (Bivalvia), Bộ dị cơ (Anisomyavia), Họ (Veneridea), Giống (Meretrix), Loài (Meretrix lyrata.)
Nghêu phân bố trên các bãi triều ven biển, vùng trung triều, hạ triều cho tới ở độ sâu tới 10m, các thuỷ vực nước mặn có đáy là cát pha bùn, sóng gió nhẹ, có nguồn nước ngọt nhất định chảy vào. Ở Việt nam Nghêu phân bố chủ yếu ở vùng ven biển Nam Bộ bao gồm Gò Công (Tiền Giang), Cần Giờ (TP.HCM), Thạnh Phú (Bến Tre), Cầu Ngang, Duyên Hải (Trà Vinh), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), Ngọc Hiển (Cà Mau), Kiên Giang,... Vùng có sản lượng cao là ven biển thuộc tỉnh Tiền Giang, nghêu phân bố chủ yếu ở hai huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông: - Huyện Gò Công Đông: Phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp thị xã Gò Công và huyện Gò Công Tây; phía nam giáp huyện Tân Phú Đông; phía bắc giáp tỉnh Long An và TP. Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên là 26.768,16 ha. - Huyện Tân Phú Đông: Phía đông giáp biển đông; phía tây giáp huyện Chợ Gạo; phía nam giáp tỉnh Bến Tre; phía bắc giáp huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây và huyện Gò Công Đông. Diện tích tự nhiên là 20.208,31 ha. Vùng biển Gò Công được coi là vùng phân bố tập trung của nghêu và cũng là một trong những nơi có phong trào nuôi nghêu phát triển sớm ở đồng bằng sông Cửu Long.
|
2. Năng lực sản xuất và cung ứng thị trường - Diện tích có khả năng phát triển nuôi nghêu, sò huyết của tỉnh là hơn 5.000 Ha, trong đó: Cồn Ông Liễu là hơn 400 Ha, cồn Ông Mão hơn 2.600 Ha, cồn Ngang hơn 800 Ha, cồn Vượt hơn 1.200 Ha. Thực tế mới chỉ phát triển nuôi nghêu, sò huyết ở cồn ông Liễu, cồn Ông Mão, cồn Ngang, diện tích hơn 2.300 ha. Riêng cồn Vượt mới nổi chưa được đầu tư phát triển nuôi, trong thời gian tới sẽ được quy hoạch đầu tư phát triển nuôi, góp phần tăng diện tích nuôi nghêu và sản lượng nghêu của tỉnh. Theo dự kiến quy hoạch vùng nuôi nghêu hàng hóa khu vực ven biển Gò Công đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 như sau: Đến năm 2010, diện tích đưa vào nuôi nghêu, sò huyết (kể cả diện tích khoanh giữ giống) là 2.600 ha ; năm 2015 là 3.000 ha; năm 2020 đạt 3.400 ha. Sản lượng nghêu, sò huyết đạt 26.000 tấn ở năm 2010; năm 2015 là 36.000 tấn, đến năm 2020 đạt 47.600 tấn. Giá trị sản lượng (giá cố định năm 1994) vào năm 2010 là 94.800 triệu đồng; năm 2015 là 131.870 triệu đồng và năm 2020 là 191.000 triệu đồng. - Về thị trường đã cung cấp: Sản lượng nghêu thương phẩm thu hoạch chủ yếu phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu của tỉnh khoảng 40 %, số còn lại phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Thị trường tiêu thụ nghêu xuất khẩu chủ lực là Nhật Bản, Hàn Quốc, EU và một số nước trong khu vực... |
3. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh – quan hệ thương mại |
- Tổ chức quản lý nhãn hiệu chứng nhận: Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản – Tiền Giang Khu phố Trung Lương, phường 10, thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang ÐT: 073.3955316 - Fax: 073.3955317
|
|