Khoa học - Công nghệ
Tiến trình các loại cây ăn trái được chứng nhận VietGAP và GlobalG.A.P ở Tiền Giang được sự hỗ trợ từ nguồn vốn khoa học và công nghệ
19 nông hộ được chứng nhận GlobalG.A.P nằm tại các xã Long Hưng, Đông Hòa, Bàn Long, Phú Phong, Vĩnh Kim, Kim Sơn không có diện tích liền canh vì tính chất quá khó khăn của việc thực hiện theo tiêu chuẩn GlobalG.A.P nên khi chọn nông hộ tham gia mô hình phải chú trọng nhiều hơn đến tính tự nguyện.
Tiêu chuẩn GlobalG.A.P cũng không đòi hỏi diện tích liền canh mà yêu cầu các nông hộ GlobalG.A.P phải được cách ly với các nông hộ không theo GlobalG.A.P bằng hàng rào cây, con đường, kênh, mương lớn,….
- Trên cây khóm (dứa) vùng Tân Phước:
Mô hình với qui mô diện tích là 30 ha và 22 hộ nông dân tham gia thực hiện, được thành lập 3 tổ sản xuất, tổ chức thực hiện sản xuất dứa theo tiêu chuẩn VietGAP.
Sự nỗ lực của BQL VietGAP và 22 hộ nông dân sản xuất khóm đã đạt được chứng nhận VietGAP số 01CN VietGAP ngày 28/8/2009. Đây là chứng nhận VietGAP đạt đuợc đầu tiên trên cây ăn quả của vùng ĐBSCL do Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (QUATEST 3) chứng nhận.
Sau đó, ban quản lý tiếp tục duy trì hoạt động canh tác khóm theo quy trình VietGAP. Ngày 28/10/2013, công ty Cổ phần giám định và khử trùng FCC (CONTROL AND FUMIGATION JOINT STOCK CO.) tiến hành đánh giá chứng nhận VietGAP cho 16 hộ nông sản xuất khóm của HTX Quyết Thắng, với quy mô diện tích là 37 ha.
- Trên cây xoài cát Hòa Lộc:
Ngày 26/5/2014 QUACERT đã ra quyết định cấp giấy chứng nhận GlobalG.A.P. cho các sản phẩm xoài trên diện tích 22,132 ha thuộc 33 hộ (địa điểm sản xuất tại ấp Hòa, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam; địa điểm sơ chế tại ấp Khu phố xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam của Hợp tác xã Hòa Lộc).
Giấy chứng nhận có hiệu lực từ ngày 26/5/2014 đến ngày 25/5/2015, với mã số chứng nhận GlobalG.A.P. GG 0037.1401/GGN: 4052852841986, Dấu chứng nhận của QUACERT kèm theo dấu công nhận của JAS-ANZ cũng như nhãn hiệu GLOBALG.A.P. làm bằng chứng cho việc thừa nhận quốc tế.
- Trên chôm chôm và nhãn tiêu da bò ở Cai Lậy:
Ngày 06/7/2011, mô hình sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP của Tổ hợp tác sản xuất chôm chôm Tân Phong, Cai Lậy đã đạt chứng nhận VietGAP theo số TCCN-VietGAP 09-04-2014 cho 34 nông dân với diện tích 16,6 ha. Đến nay, mở rộng diện tích áp dụng VietGAP đến 54,92 ha với 80 tổ viên tham gia liên kết sản xuất, mã chứng nhận VietGAP-TT12-03-82-005, có hiệu lực từ ngày 14/02/2015 đến ngày 13/02/2017.
Ngày 05/9/2011, mô hình sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP của Tổ hợp tác sản xuất nhãn Nhị Quý, Cai Lậy đã đạt chứng nhận VietGAP theo số TCCN-VietGAP 09-04-2015 cho 50,5 nông dân với diện tích 15,03 ha. Đến nay, mở rộng diện tích áp dụng VietGAP đến 54,92 ha với 97 tổ viên tham gia liên kết sản xuất, mã chứng nhận VietGAP-TT12-03-82-004, có hiệu lực từ ngày 14/02/2015 đến ngày 13/02/2017.
ThS. Phan Hà